Sản phẩm  Sách Cơ Đốc English
SÁCH CƠ ĐỐC
Price

Quà Tặng Tha Thứ Là Của Bạn


Quà tặng

Tha thứ là của bạn

 

 

Bắt đầu vượt qua

 

Một buổi tối mùa đông, trên đường đi đến sân vận động nơi con trai đang chơi bóng, Ma-ri quyết định ghé vào một quán bên đường để mua thức ăn.  Cô dừng xe nơi quày bán hàng phía bên ngoài tiệm, quay kính xe xuống.  Chưa kịp chọn thức ăn, cô đã nhận ra một gả thanh niên đang nhìn vào cửa xe cô, trên tay cầm một khẩu súng chỉa thẳng vào đầu cô.  Ma-ri hỏi gả thanh niên muốn cái gì nhưng hắn chỉ ra hiệu bằng cây súng.  Cô lớn tiếng hỏi hắn có muốn lấy cái ví của cô không, với hy vọng một ai đó trong tiệm ăn sẽ nghe và can thiệp giúp cô.  Cô ném cái ví ra ngoài cửa xe.  Gả thanh niên không bỏ đi, hắn ra dấu lần nữa và nhìn về phía bên kia chiếc xe cô.  Giờ thì cô nhận ra còn có thêm một gả đồng bọn với hắn nữa đang đứng phía sau xe cô.

 

Ma-ri hỏi hắn có muốn lấy chiếc xe của cô không?  Vẩn không trả lời.  Khi gả cầm súng ra hiệu cho cô ra băng sau ngồi, cô biết chúng muốn vào trong xe với cô.  Ý nghĩ này làm cho cô hoảng sợ, cô nhấn ga bỏ chạy.  Vào ngay lúc đó, gả cầm súng bắn vào quai hàm cô.  Viên đạn xuyên thủng mặt cô.  Gả cầm súng chộp lấy cái ví cùng tên đồng bọn bỏ chạy nhưng không biết là có người đã nhìn thấy số xe của chúng.

 

Trong lúc ấy, Ma-ri mặt đẩm máu, nhào ra cửa xe kêu cứu.  Một người làm trong quán ăn chạy ra và chở cô đi bệnh viện.  Vào lúc bác sĩ sửa soạn giải phẩu cho cô, đầu óc cô cứ nhớ mãi đến gương mặt của gả cầm súng đến nỗi cô có thể nhận dạng gả ngay nếu cần.  Cô không muốn quên gương mặt của hắn.  Cảnh sát đã bắt được hai kẻ tình  nghi trong lúc cô đang được giải phẩu vào buổi tối hôm ấy.

 

Năm kế đó, Ma-ri tiếp tục trãi qua những cuộc giải phẩu, cô sống với nổi đau đớn trong thân thể, những thay đổi cảm xúc, những lần ra tòa, sự chăm sóc của người thân và sự tức giận.  Cô không hình dung nỗi mức độ của cơn giận và sự căm thù của cô đối với người đàn ông đã bắn cô, cô không thể quên được gương mặt gả đàn ông đó cũng không thể quên được những gì hắn đã làm hại cô.  Ra trước toà, gả đàn ông bắn cô đã nhận tội, hắn xin lỗi cô và khai toàn bộ sự thật giúp tòa kết án kẻ tòng phạm với hắn trong vụ này và các vụ án khác nữa.  Hắn bị kết án 12 năm tù giam.

 

Ma-ri không muốn mang mặc cảm mình là một nạn nhân. Cô muốn chứng tỏ mình là một người hùng.  Cô nghĩ nếu bỏ qua mối hận này cô sẽ cảm thấy mình hèn yếu.  Một người bạn hỏi cô có sợ gả đàn ông bắn cô sẽ trả thù khi hắn ra tù không.  Ma-ri trả lời là cô đã hằng mơ đến một ngày hắn bước chân vào nhà cô, nhưng lúc đó thì câu chuyện sẽ ngược lại, cô sẽ bắn vào quai hàm hắn để cho hắn biết những gì mà cô đã trãi qua.  Cô muốn hắn biết nổi đau đớn mà cô phải chịu đựng, biết nó ảnh hưởng đến gia đình cô ra sao và đã làm đảo lộn cuộc sống cô như thế nào.

 

Rồi thời gian qua đi và cuộc sống của Ma-ri bắt đầu lắng dịu, cô nhận thấy trong cô có sự mong muốn được ngồi nói chuyện với người đàn ông đã bắn cô.  Cô không biết vì sao, nhưng sự mong muốn vẩn còn đó và cuối cùng cô quyết định thử nghiệm, cố chờ đợi vài tháng nữa để xem có còn ước muốn này nữa không.  Và cô thật sự đã không còn căm giận hắn nữa nhưng chỉ muốn gặp mặt để nói chuyện với hắn mà thôi.    

 

Rồi thì cơ hội cũng đã đến, cô gặp hắn trong phòng thăm nuôi của trại giam.  Người tù ngồi đối diện với cô và trong một hồi lâu cô không biết nói gì.  Rồi cô hỏi về việc cải tạo của hắn, hắn kể cho cô nghe những câu chuyện về cuộc đời mình.  Cô kể cho hắn nghe về gia đình mình và sự khó khăn các con cô phải gánh lấy khi cô bị bắn.  Ma-ri kể cho hắn nghe cô đã chịu đau đớn như thế nào về phần thể xác và tinh thần và kể về những sự thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của cô và gia đình.  Người đàn ông trẻ và Ma-ri chia sẻ cho nhau những câu chuyện.  Họ không hề biểu lộ sự giận dữ cũng không hề to tiếng với nhau.

 

Im lặng một lúc, Ma-ri cảm thấy muốn nói điều gì đó mà cô không hề tính trước.  Cô không có dự tính sẽ nói điều này.  Nó chỉ xuất hiện từ cái miệng bị viên đạn xuyên thủng của cô.  Những lời nằm sẳn trong đó nhưng cô phải cố gắng lắm mới nói ra được, như một diễn viên hài trên truyền hình, cô lắp bắp gọi tên hắn và nói “ Tô…ôi.. i tha thứ cho anh.”

 

Ma-ri để ý thấy rằng tự mình đã đi đến trại giam, nhưng món quà của sự tha thứ đã mang lại sự thay đổi trong đời sống của cô và gả thanh niên bụi đời, người đã bắn cô.  Sau đó, cô được nghe rằng trên đường trở về phòng giam, kẻ tấn công cô đã nói với người lính canh rằng nếu Ma-ri cần bất cứ điều gì hắn sẽ hết lòng giúp đỡ.  Chúng ta không biết ý nghĩ của gả thanh niên này như thế nào, nhưng những lời nói của anh ta dường như cho chúng ta thấy rằng món quà của sự tha thứ đã thúc đẩy anh đáp lại bằng tình yêu và sự quan tâm.  Khi chúng ta được tha thứ, chúng ta muốn báo đáp.

 

Sau khi người thanh niên được tự do tạm, Ma-ri liên lạc với nhân viên quản chế anh ta.  Được biết anh ta đã cải tạo tốt, Ma-ri hỏi nếu anh ta cần tìm việc làm, cô sẵn lòng giúp đỡ.  Nhân viên quản chế cho cô biết chẳng những anh ta đã tìm được việc làm nhưng hiện đang làm việc rất tốt, anh đã tìm được một cuộc sống mới sau thời gian ở tù.  Ma-ri gặp anh ta lần nữa cùng với nhân viên quản chế.  Cô nhận ra rằng lần thăm viếng trong tù đã có tác động hoàn toàn đối với anh ta cũng như với cô.   

 

Tha thứ là ban tặng

 

Đây không phải là câu chuyện đầu tiên mà tôi nghe về sức mạnh của sự tha thứ.

Cũng không phải là lần đầu tiên tôi chứng kiến sự tổn thương, căm giận và tội lỗi đến từ sự thiếu tha thứ.

 

An-na và Ka-tri-na là hai chị em, sống cách nhau khoảng 6 cây số, họ đã không nói chuyện với nhau hơn ba năm rưỡi nay.  Đó là khoảng thời gian kể từ khi mẹ của hai cô qua đời.  Trước khi nhắm mắt, bà mẹ giao cho An-na trách nhiệm lo tang lễ và thực hiện di chúc bà để lại.  Thêm vào nỗi đau về cái chết của mẹ, Ka-tri-na còn cảm thấy cay đắng vì mẹ cô đã ưu đãi An-na.  Ka-tri-na trút nỗi đau buồn này lên An-na, và chẳng mấy chốc hai chị em cảm thấy như kẻ thù của nhau.  Trãi qua nhiều năm, An-na cố gắng làm hòa với em mình nhưng không thành công.  Lòng Ka-tri-na trở nên nặng nề với sự tức giận, ghen tỵ và cay đắng.

 

Việc này tiếp diễn hơn ba năm, trong thời gian đó Ka-tri-na chìm sâu trong sự phiền muộn.  Những người bạn của cô bắt đầu lo lắng, nhất là Te-ri người láng giềng của cô.  Te-ri kể cho Ka-tri-na nghe kinh nghiệm của cô về sự phiền muộn và căm giận.  Cô nói với Ka-tri-na rằng Chúa Giê-xu đã cho cô quyền tự do để loại sự cay đắng ra khỏi đời sống cô.

 

Kinh nghiệm của Te-ri làm cho Ka-tri-na nghĩ chắc có hy vọng, cô bắt đầu đi nhà thờ với Te-ri.  Tuần đầu tiên cô đi nhà thờ, ông mục sư khởi sự giảng loạt bài về chủ đề sự tha thứ.  Bài giảng đánh trúng vào nổi lòng của cô.  Cô lắng nghe một cách cẩn thận.  Cô được biết là Đức Chúa Trời yêu thương cô vô điều kiện và Ngài tha thứ cho cô bởi vì con Ngài là Đức Chúa Giê-xu Christ đã chịu hình phạt cho tất cả những điều sai phạm mà cô đã từng làm.  Cô nhận ra rằng ấy chính là điều cô đang bỏ lỡ trong đời sống.

 

Những tuần lễ kế tiếp Ka-tri-na tiếp tục đi nhà thờ với Te-ri, học hỏi và cầu nguyện.  Đúng một tháng kể từ ngày đi nhà thờ,   Ka-tri-na lái xe đến nhà chị cô.  An-na chưng hửng khi thấy Ka-tri-na đứng trước cửa nhà mình, nhưng cô lại càng ngạc nhiên hơn bởi những gì Ka-tri-na nói với cô.  “An-na, xin tha thứ cho em, em xin lỗi đã đối xử tệ và nghĩ xấu về chị.  Thật là trẻ con và sai lầm.  Em biết Chúa Giê-xu Christ đã tha thứ cho em và em hy vọng chị cũng sẽ tha thứ cho em.”  Òa khóc, hai chị em ôm chầm lấy nhau trong cái ôm mà họ đã bỏ lỡ trong nhiều năm qua.  Tuần kế đến, An-na ngồi với Ka-tri-na và Te-ri trong nhà thờ.  Được thúc đẩy bởi tình yêu và sự tha thứ của Chúa Giê-xu, ba người phụ nữ đã có một mối quan hệ tuyệt vời trong tình bạn cho đến ngày nay.

 

Trong mười một năm làm mục sư, có một lần tôi nghe lời cầu nguyện xưng tội của một người tử tù trước khi lên ghế điện, tôi đến nói với anh ta rằng anh đã được tha tội bởi một Đấng yêu thương anh nhưng ghét những điều ác mà anh đã làm.  Đấng ấy chính là Chúa Giê-xu Christ, Ngài đã làm xong mọi sự để sự tha tội của Ngài thành hiện thực.  Tôi đã chứng kiến sự tha tội làm thay đổi anh ta như thế nào.  Sau khi cầu nguyện xin Chúa tha tội, anh ta yêu cầu được liên hệ với gia đình nạn nhân để nói lời xin lỗi và bày tỏ sự hối tiếc về nỗi đau đớn mà anh đã gây ra cho gia đình nạn nhân. Mặc dầu anh đã lãnh bản án tử hình cho tội ác mình đã phạm nhưng anh cũng được lãnh bản án sự sống, ban tặng qua sự tha tội của Chúa Giê-xu Christ.

 

Buổi chiều nọ, một phụ nữ bước vào văn phòng tôi và thú nhận những hành động lầm lỗi cùng những việc làm sai quấy trong đời sống của cô.  Khi cô thổ lộ nỗi lòng mình với tôi, tôi biết Đức Chúa Trời hay thương xót của chúng ta cũng đang lắng nghe những lời xưng tội này của cô.  Sau khi quỳ gối cầu nguyện xin Chúa tha tội, guơng mặt cô đầm đìa nước mắt.  Tôi an ủi cô và nói, Đức Chúa Trời đã tha thứ hoàn toàn mọi tội lỗi của cô vì Ngài yêu cô vô điều kiện.  Cô từ từ đứng dậy, lau nước mắt, bước chầm chậm ra khỏi văn phòng tôi vừa đi vừa nói “Tôi đã được tha thứ. Tôi đã thật sự được tha thứ…”

Tôi chưa hề gặp lại cô và có thể sẽ không bao giờ thấy cô trên đất này.  Nhưng tôi cầu nguyện xin Chúa nâng đỡ đức tin của cô để cô giữ mãi đức tin trong Ngài và chúng tôi sẽ gặp lại nhau trong nước thiên đàng đời đời cùng với tất cả những người tin Chúa Giê-xu.

 

Tôi đã chứng kiến những cặp vợ chồng suốt ngày cãi nhau, đang đứng trên bờ vực ly dị đã làm hòa lại với nhau bởi sự tha thứ.  Những anh chị em ruột không nói chuyện với nhau nhiều năm vì sự hiểu lầm, đã hòa thuận lại với nhau qua sự tha thứ.

 

Những câu chuyện như thế có thể tiếp tục và còn tiếp tục.  Tôi đã nhận thấy sức mạnh của tình yêu biến đổi của Đức Chúa Trời qua sự tha thứ trong đời sống tôi và hàng trăm người khác.  Tôi hy vọng rằng quyển sách nhỏ này có thể sẽ đưa bạn đến sự nhận biết Đức Chúa Giê-xu Christ là đấng đã đạt được sự tha thứ hoàn toàn cho bạn.

 

Quà tặng của sự tha thứ

 

Kinh thánh dùng từ “tội lỗi” để diễn tả những việc làm sai phạm và ích kỹ của chúng ta.  “Tội lỗi”  còn hàm ý là thiếu tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời.  Ngài muốn bạn yêu Ngài và những người khác một cách hoàn toàn với hết cả linh hồn, hết sức, hết ý.  Nhưng khi chúng ta nhìn lại đời sống mình, chúng ta thấy rằng mình đã thiếu sót.  Chúng ta không đạt được tiêu chuẩn như sự mong đợi của Ngài.  Chúng ta không thể tự làm cho mình được hoàn hão trong cái nhìn của Đức Chúa Trời.  Chúng ta cần một ai đó làm thành sự mong đợi của Đức Chúa Trời dùm cho chúng ta và làm mọi việc đúng như ý Ngài.  Đấng đã làm thành việc đó chính là Đức Chúa Giê-xu Christ.  Vì Chúa Giê-xu là con người một trăm phần trăm, Ngài đã đối phó với tất cả những thử thách và khó khăn mà chúng ta đang gặp.  Vì Chúa Giê-xu cũng là Đức Chúa Trời một trăm phần trăm nên đời sống hoàn hão của Ngài đã thay thế cho đời sống của mỗi người chúng ta.   Đời sống hoàn hão của Chúa Giê-xu, sự chết, sự sống lại của Ngài đã làm trọn sự mong đợi của Đức Chúa Trời nơi chúng ta và làm cho chúng ta trở nên hoàn hão trong cái nhìn của Đức Chúa Trời.  Nhờ Ngài mà Đức Chúa Trời tha tội cho chúng ta.

 

Vậy tha thứ là gì?  Đó không phải chỉ là sự đáp lại của một lời xin lỗi, nó không hoàn toàn là một cảm xúc.  Tha thứ là một sự lựa chọn, một hành động.  Tha thứ là món quà từ Đức Chúa Trời trong đó Ngài lấy những tội lỗi chúng ta ra và không nhớ đến chúng nữa.  Đó là một món quà giải thoát.  Tha thứ là món quà của sự hòa thuận lại với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giê-xu Christ.

Tôi đã dùng từ “quà” nhiều lần trong những đoạn trước vì đó chính là những gì về sự tha thứ của Đức Chúa Trời.  Đó là món quà của ân điển.  Ân điển có thể được định nghĩa như là một “tình yêu dành cho người không xứng đáng.”  Nếu hôm nay tôi gửi cho bạn một món quà không bởi một lý do nào hết, đó là món quà ân điển.  Bạn đã không làm điều gì xứng đáng để nhận quà.  Tôi chỉ gửi tặng bạn xuất phát từ tình yêu.  Cũng vậy, chúng ta không làm một điều gì để xứng đáng với sự tha thứ của Đức Chúa Trời.  Đó là món quà ân điển từ Đức Chúa Trời ban cho vì Ngài yêu chúng ta.

 

Khi đọc câu chuyện của Ma-ri ở phần đầu, rất dễ nhận thấy tại sao cơn giận trở thành một phần lớn trong đời sống của cô.  Và cũng dễ nhận thấy một người đã tranh đấu với sự tha thứ như thế nào khi bị hại bởi một tội ác khủng khiếp như vậy.  Ma-ri nhận thấy là cô không đến gặp người tấn công mình với ý nghĩ là sẽ tha thứ cho hắn.  Thật vậy, trong lúc nói chuyện với hắn cô đã cảm động mà làm điều ấy.

Đôi khi quả thật là khó mà tha thứ cho người khác bởi vì việc tha thứ dường như là xác nhận những gì mà họ đã làm là đúng hoặc cũng được.  Nhưng đó không phải là ý nghĩa của sự tha thứ.  Tội lỗi thì không bao giờ đúng hoặc là cũng được.  Nhưng khi chúng ta nhận biết Đức Chúa Trời đã tha thứ hoàn toàn những tội lỗi, những việc xấu xa, ích kỹ mà chúng ta đã từng làm hoặc sẽ làm, chúng ta muốn đáp lại bằng cách tha thứ cho những người khác.  Qua sự tha thứ của Đức Chúa Trời, chúng ta nhận thấy sự bình an của Ngài ở trong đời sống chúng ta.  Sự bình an ấy cho phép chúng ta tiến lên vuợt qua sự phạm tội thay vì chứa chấp cơn giận và sự cay đắng.

 

Có thể bạn đã nghe người ta nói, “Tôi sẽ tha thứ nhưng không bao giờ quên!”  Tha thứ không chỉ là thứ lỗi nhưng còn là cam đoan không nghĩ đến những tội lỗi ấy nữa, không đưa nó vào cơn giận hoặc sự oán hận.  Đức Chúa Trời là hoàn hảo, vì thế Ngài tha thứ một cách hoàn toàn.  Một khi Ngài đã tha thứ cho bạn, Ngài không còn giữ sự ác cảm hoặc còn cảm thấy giận vì bị hạ thấp.  Bởi chưng chúng ta bất toàn nên chúng ta tha thứ một cách không hoàn toàn.  Sự tha thứ của chúng ta đối với người khác có thể bị sự tổn thương của chúng ta làm cho hư hỏng.  Tha thứ là một tiến trình dành cho chúng ta.  Nhưng với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời và bởi những gương mẩu về sự tha thứ của Ngài, bạn có thể dẹp sự tổn thương qua một bên.

 

Người Cha tha thứ

 

Chúa Giê-xu kể một câu chuyện để minh họa về tình yêu hết sức ngạc nhiên của Đức Chúa Trời và sức mạnh của sự tha thứ.  Ngài kể về một người cha có hai đứa con trai.  Ông là một địa chủ giàu có và được dân trong làng kính trọng.  Ngày nọ đứa con út đến với ông ta và đòi chia gia tài cho nó.  Việc này không nghe ai nói.  Giống như là nói với cha nó rằng nó mong ước cha nó chết.  Nhưng người cha đã chia gia tài cho nó theo như sự đòi hỏi.

Ngay sau đó, người con út tóm thâu hết đi đến một xứ xa.  Ở đây, với lối sống phóng túng buông thả, nó đã xài hết toàn bộ gia tài vào các cuộc ăn chơi phóng đãng.  Sau khi tiền bạc đã ra đi sạch sẽ, trong xứ gặp phải cơn đói kém, đứa con út giờ này lại trắng tay.  Nó tuyệt vọng đến nỗi phải nhận công việc chăn heo.  Nó thèm khát được ăn vỏ đậu trong thức ăn thừa của heo nhưng không ai cho.

Tình cảnh khốn cùng này đã làm cho nó thức tỉnh.  Nó đã rơi xuống mức tận cùng.  Nó nhớ lại những người làm công cho cha nó; họ được cho ăn ngày ba bửa.  Nó quyết định trở về nhà và xin được làm công.  Nó chuẩn bị cẩn thận những gì sẽ nói với cha nó: “Thưa cha, con đã phạm tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con của cha nữa; xin cha đãi con như đứa làm mướn của cha vậy.”  Đau khổ, đói khát và ân hận về sự ích kỹ của mình, nó đi trở về nhà cha nó.  Người cha đang chờ đợi và trông ngóng nó.  Khi người con còn từ đàng xa, người cha đã thấy nó, ông liền chạy đến với nó.  Là một người lớn tuổi và được kính trọng, không bao giờ ông chạy như vậy, nhưng ông đã chạy đến ôm chầm lấy đứa con lầm lạc này.  Tim đập thình thịch, ông đã chạy đến ôm hôn nó.  Người con bắt đầu câu nói mà nó đã dự tính, “Thưa cha, con đã phạm tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con của cha nữa; xin cha đãi con như đứa làm mướn của cha vậy.”

Nhưng người cha không màng đến, thay vào đó ông gọi các tôi tớ mang cái áo tốt nhất mặc cho con trai mình.  Bạn nghĩ trong nhà ai là người có cái áo đẹp nhất?  Hẳn nhiên là người cha.  Ông muốn con mình được bao phủ trong cái áo của chính ông.  Kế đến ông bảo đeo nhẩn vào ngón tay của cậu út.  Đó chính là chiếc nhẩn ấn chứng của gia đình để nói với người con rằng cậu ta là một thành viên chính thức của gia đình chứ không phải là người làm mướn.  Người cha cũng bảo tôi tớ mang giày cho con trai mình nữa.  (tôi tớ thì đi chân đất.)  Rồi ông bảo làm tiệc ăn mừng!  Ông tuyên bố lý do “Vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ tìm lại được.”      

Bạn còn nhớ là tôi nói ông ta có hai người con trai?  Người anh cả đang làm việc ở ngoài đồng.  Khi trở về gần đến nhà anh ta nghe tiếng đàn ca nhảy múa, bèn gọi một người đầy tớ hỏi xem trong nhà đang có chuyện gì vậy!  Người đầy tớ kể với anh ta rằng, “Em trai cậu đã trở về nhà, cha cậu bảo giết bò con mập để ăn mừng vì cậu út đã trở về nhà an toàn và lành mạnh.”  Người anh cả liền giận dỗi và từ chối không tham dự buổi tiệc.  Người cha bước ra và cố giải thích với cậu ta nhưng cậu ta không chịu nghe.  Người con cả giận dỗi phàn nàn, “Cha thử nghĩ xem, bao nhiêu năm con ở nhà làm việc cho cha, không khi nào làm cha buồn lòng, vậy mà có bao giờ cha làm tiệc cho con thết đãi bạn bè đâu!  Còn thằng em trai con nó đã vung phí tiền bạc của cha với bọn điếm đĩ thì cha lại làm tiệc lớn cho nó.”

Có lẽ người cha cảm thấy buồn vì người con cả đã không hiểu mình.  Ông nhắc cậu con cả rằng, “Con ơi, con ở với cha luôn, hết thảy của cha là của con.  Đây thật sự là lúc để ăn mừng vì em của con đây đã chết mà lại sống, đã mất mà tìm lại được!”

 

Câu chuyện Chúa Giê-xu kể đã cho chúng ta một hình ảnh tuyệt vời về sự tha thứ và tình yêu mà người nhận không xứng đáng được nhận.  Nó làm sáng tỏ bản chất tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.  Bản tánh tự cao đã làm cho chúng ta xa cách Chúa, nhưng Ngài vẩn tiếp tục quan tâm đến chúng ta, chạy đến với chúng ta và mang chúng ta về nhà với Ngài.  Chúng ta đã hoang phí những tặng phẩm Ngài dành cho chúng ta nhưng cánh tay ân cần đón tiếp của Ngài vẩn rộng mở trong tình yêu và sự tha thứ.

Câu chuyện cũng cho thấy mặt xấu của sự không tha thứ.  Thay vì vui mừng với cha và em trai, người con cả lại đầy những sự ích kỹ và giận dỗi.  Cậu ta đã đắm mình trong cơn giận và bỏ qua niềm vui của gia đình, bạn bè và những người tôi tớ đang ăn mừng buổi tiệc như là “món quà của sự tha thứ.”  Có thể sau khi trò chuyện với người cha thì cuối cùng cậu ta cũng đã hiểu và bước vào nhà để nhập tiệc.  Hoặc giả cậu ta vẩn cứ đứng bên ngoài, ngoan cố tự cho mình là đúng và không muốn tha thứ.  Tha thứ là một việc khó làm.  Nó đòi hỏi chúng ta dẹp bỏ sang một bên sự phẫn nộ và những tổn hại mà người phạm tội đã gây ra cho chúng ta.  Đó là một việc làm khiêm nhường.

 

Người cha với vòng tay rộng mở trong sự tiếp nhận và tha thứ, đã bằng lòng hạ mình vì cớ tình yêu dành cho con mình trong câu chuyện này, đã nhắc nhở tôi về một người khác với vòng tay rộng mở, người có một tình yêu bất diệt, mặc dù với cái chết bị sỉ nhục nhưng người đã chịu chết để đền tội thay cho nhân loại.

 

Chết để tha thứ

 

Vào một buổi chiều ngày thứ Sáu, một người đàn ông đang hấp hối.  Thời gian chầm chậm trôi đi, sự chờ đợi dường như vô tận.  Bất cứ ai trong số những người thân yêu của ông cũng không thể làm điều gì để giúp đỡ ông được.  Họ chỉ biết an ủi nhau.  Ngay cả người đàn ông đang hấp hối cũng cố gắng an ủi họ.  Khi người nói lời cuối cùng, người bắt đầu thấy khó thở.  Mọi người chung quanh cố gắng hết sức không phải để chứng kiến những gì đang xảy ra nhưng để xem cho bằng được cái chết đặc biệt này. 

Có nhiều sự việc đang xảy ra gần đó.  Có hai người đang đối diện với cái chết giống như vậy.  Những người lãnh đạo đang bàn luận giữa vòng họ với nhau.  Họ hành động như thể họ là những người toàn quyền, nhưng rõ ràng là Đức Chúa Trời kiểm soát sự sống và sự chết.  Các tầng trời xướng lên bản hợp ca náo động bởi những tiếng sấm nổ và sét đánh.  Bầu trời trở nên tối sầm giữa ban ngày. 

Thời giờ qua đi.  Người đàn ông đó cũng qua đời.

Tên người đàn ông đó là Giê-xu.  Người chết gần thành Giê-ru-sa-lem vào năm 30 trước công nguyên, vào lúc người khoảng 33 tuổi.  Người bị kết án tử hình bằng hình phạt đóng đinh mặc dù quan tổng đốc cầm quyền không thể tìm thấy người đã làm lỗi gì. 

Vị quan tổng đốc đã phải nhượng bộ trước tiếng la ó của dân chúng, “Đóng đinh hắn! Đóng đinh hắn!”  Chúa Giê-xu đã bị dẫn đi hành hình mặc dù Ngài không bao giờ làm bất cứ điều gì sai phạm.  Quân lính đóng đinh vào tay Ngài, căng ra trên thập tự giá.  Chúng đóng đinh vào chân Ngài, từng cái đinh khít nhau.  Chúng đóng đinh Ngài cùng với những tên tội phạm và chế giễu Ngài vì đã tuyên bố mình là Cứu Chúa của nhân loại.

Chúa Giê-xu ngửi thấy mùi mồ hôi và máu.  Bà Ma-ri mẹ Ngài và những môn đồ của Ngài lòng đầy thương tiếc khóc than.  Mặt đất lốm đốm những mảnh xương vở và máu. 

Tim Chúa Giê-xu đập mạnh trong nỗi đau cô đơn.  Mùi hôi của cái chết ngay dưới mũi Ngài nhưng Ngài không chùng bước.  Thế rồi Ngài chết.

Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đây.  Chúa Giê-xu chết vào ngày thứ Sáu.  Vào ngày Chúa nhật, Ngài từ kẻ chết sống lại.  Sau khi bày tỏ cho hơn năm trăm người thấy chắc chắn là Ngài thật sự đang sống, Chúa Giê-xu thăng thiên về trời để sửa soạn chỗ ở đời đời cho tất cả những người sống và chết đã tin nhận Ngài làm Cứu Chúa.

Chúa Giê-xu chết vào ngày thứ Sáu, chúng ta gọi là ngày “Thương khó.”  Đó là ngày thứ Sáu tốt lành cho chúng ta vì vào ngày hôm ấy Chúa Giê-xu đã gánh lấy hình phạt cho tất cả tội lỗi của chúng ta.  Vì Ngài đã từ kẻ chết sống lại, chúng ta biết rằng bởi tin nhận Ngài là Cứu Chúa, chúng ta sẽ sống lại với Ngài mãi mãi.  Chúa Giê-xu, Ngài vừa là con người và là Đức Chúa Trời từ thiên đàng được sai đến để chết thế cho chúng ta.  Sự chết của Ngài đã dành được sự tha tội và sự sống đời đời cho chúng ta.  Trên thập tự giá Ngài đã vui lòng nhận lấy cơn giận của Đức Chúa Trời dành cho tội lỗi của chúng ta và mọi hình phạt mà lẽ ra chúng ta đáng phải chịu.  Đáp lại Ngài ban cho chúng ta sự tha tội.  Nhận biết những gì Chúa Giê-xu đã làm, chúng ta có thể tin chắc rằng tội lỗi của chúng ta đã hoàn toàn được tha thứ.

Sự chịu khổ, chịu chết thay cho chúng ta và sự sống lại của Chúa Giê-xu chính là động cơ để chúng ta tha thứ cho người khác.  Hãy để cho sự hy sinh, sự chết đền tội của Ngài ăn sâu vào lòng bạn.  Vì tại thập tự giá và từ nơi ngôi mộ mà Ngài đã sống lại, chúng ta đã tìm ra đâu là đời sống thật và sự tha thứ thật.  Nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta sẽ nghe tiếng Chúa Giê-xu kêu gọi chúng ta tha thứ cho người khác như chúng ta đã được Ngài tha thứ.

 

Khi bạn được tha thứ.

 

Phao-lô, tác giả thư Ê-phê-sô viết, “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Ê-phê-sô 4:32).  Nói thì dễ hơn làm!  Thử nghĩ về một người nào đó đã làm tổn thương bạn, một người không tốt hoặc không ân cần với bạn.  Tại sao bạn phải tha thứ cho họ? Và tha thứ cho họ như thế nào?

Hãy suy xét những hành động và lời nói của bạn.  Bạn đã đối xử tệ hoặc không tốt với ai?  Bạn có xin họ tha thứ?  Bạn có xin Đức Chúa Trời tha thứ?

Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta xưng tội với Ngài.  Khi chúng ta xưng tội, chúng ta biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã hoàn toàn tha thứ hết mọi tội lỗi của chúng ta.  Xưng tội với Đức Chúa Trời không phải là một sự ép buộc, bạn phải xưng thật lòng để nhận được sự tha thứ.  Chúng ta không phải làm bất cứ điều gì để đạt được đặc ân của Đức Chúa Trời.  Chúng ta không bao giờ có thể nổ lực đủ để đạt được ân huệ của Ngài và chúng ta thường tự hỏi mình có được tha thứ không.  Trái lại, hãy biết rằng Đức Chúa Trời yêu bạn và muốn tha thứ cho bạn.  Ngài sẳn sàng tha thứ cho bạn ngay cả trước khi bạn cầu xin.  Ngài đang chờ đợi, với vòng tay rộng mở, Ngài đứng ngay bờ rìa của tội lỗi, cái bờ đã chia cách bạn với Ngài, Ngài sẳn sàng chạy đến bạn với tấm lòng đầy tha thứ ngay vào lúc bạn khám phá ra mình cần được tha tội.  Khi bạn tha thứ cho người khác, tình yêu bao dung đó đuợc bày tỏ qua bạn và làm thay đổi đời sống của những người khác.

Đôi khi được thúc đẩy bởi tình yêu của Đức Chúa Trời, chúng ta sẳn sàng tha thứ cho người khác hơn là tự tha thứ cho mình.  Xin hãy đọc lại câu chuyện người cha tha thứ.  Đức Chúa Trời là người cha yêu thương ấy, người đang trút đổ một cách dồi dào sự tha thứ cho con mình.  Ngài cũng tuôn đổ sự tha thứ cho bạn như vậy.  Hãy nhớ điều đó lần nữa và lần nữa cho đến khi nó ăn sâu trong lòng bạn.

Khi Đức Chúa Giê-xu dạy cho môn đồ Ngài phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời như thế nào.  Ngài bảo họ cầu nguyện: “Xin tha tội lỗi cho chúng con như chúng con tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con.”  Ngài kết nối sự tha thứ mà chúng ta nhận với sự tha thứ mà chúng ta dành cho người khác.  Điều này cho thấy rõ là chúng ta muốn chuyển món quà chúng ta nhận từ  Đức Chúa Trời.  Thật là món quà kỳ diệu!  Nếu một ai xin bạn tha thứ, bạn sẽ bị thúc giục để tha thứ cho họ bởi vì bạn biết Đức Chúa Trời đã tha thứ cho bạn.

 

Đức Chúa Trời hứa không nhớ đến nữa.

 

Được tha thứ và tha thứ cho người khác không những chỉ tác động đến mối tương giao hàng ngày của bạn với Đức Chúa Trời và với người khác, nhưng cám ơn Chúa, nó lại còn ảnh hưởng đến bạn mãi mãi.

Đối với tôi, một trong những lời hứa trong kinh thánh làm cho tôi vững lòng nhất là ở trong sách Ê-sai 43:25, “Ấy chính ta, là Đấng vì mình ta mà xóa sự phạm tội ngươi; ta sẽ không nhớ đến tội lỗi ngươi nữa.”  Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi chúng ta và Ngài hứa sẽ không nhớ đến những tội lỗi ấy nữa.

Một ngày nào đó, Đức Chúa Giê-xu sẽ trở lại trần gian để xét đoán mọi người, Ngài chỉ mang những người công bình theo với Ngài vào nước thiên đàng đời đời.  Khi ấy những người tin nhận Chúa Giê-xu đã tha tội cho mình sẽ không sợ hãi điều gì cả.  Chúng ta sẽ không bị xét đoán về tất cả những điều sai phạm mình đã làm trước đây nhờ bởi công lao cứu chuộc của Chúa Giê-xu, Đấng đã chết và sống lại cho chúng ta.  Sự toàn hảo của Ngài đã che phủ những sự bất toàn của chúng ta.

Thật là món quà kỳ diệu làm thay đổi đời sống!  Không chỉ thay đổi cách chúng ta sống, yêu thương và tha thứ nhưng lại còn thay đổi cách chúng ta sẽ sống ở thiên đàng đời đời nữa.

 

Sự tha thứ làm thay đổi đời sống.  Nó đã thay đổi đời sống của tôi và cũng có thể thay đổi đời sống của bạn.  Xin hãy nhớ là Đức Chúa Trời hứa rằng Ngài sẽ không nhớ đến tội lỗi của bạn nữa một khi mà những tội lỗi ấy đã được tha thứ.  Khi Đức Chúa Trời tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta qua Chúa Giê-xu, Ngài sẽ làm cho bạn tha thứ người khác, cho bạn tự do để tiến lên và vui hưởng sự sống phong phú đời đời.  Ngài đã có kế hoạch dành cho bạn.

 

Đức Chúa Trời yêu thương bạn hơn bất kỳ ai yêu thương bạn trên đời này.  Chúng ta luôn cần được nhắc nhở về tình yêu của Ngài và hội thánh đang làm việc này.  Nếu bạn chưa tham dự với hội thánh địa phương xin hãy tìm đến nhà thờ Tin lành gần nơi bạn cư trú để gia nhập.

 

Hãy để cho tình yêu cao cả của Chúa Giê-xu Christ tỏ ra trong bạn khi bạn tha thứ cho người khác và sống trong sự sáng của tình yêu Ngài.  Hãy vui mừng với sự bắt đầu mà Chúa Giê-xu đã cho bạn và vui hưởng sự tha thứ nhân từ của Ngài.

 

Lời của Đức Chúa Trời về sự tha thứ.

 

Thi thiên 32:1-7, 10-11 (Thi thiên này được viết bởi vua Đa-vít là người có đời sống được thay đổi bởi món quà tha thứ của Đức Chúa Trời.  Thi thiên này dùng ba từ khác nhau cho tội lỗi: sự vi phạm, sự gian ác, tội lỗi)

 

Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình,

Được khỏa lấp tội lỗi mình!

Phước thay cho người nào Đức Giê-hô-va không kể gian ác cho,

Và trong lòng không có sự giả dối!

Khi tôi nín lặng, các xương cốt tôi tiêu tàn,

Và tôi rên siết trọn ngày;

Vì ngày và đêm tay Chúa đè nặng trên tôi;

Nước bổ thân tôi tiêu hao như bởi khô hạn mùa hè.

Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi;

Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va;

Còn Chúa tha tội ác của tôi.

Bởi cớ ấy phàm người nhân đức đều cầu nguyện cùng Chúa khi có thể gặp Ngài;

Quả thật, trong lúc có nước lụt lan ra, thì sẽ chẳng lan đến người.

Chúa là nơi ẩn núp tôi; Chúa bảo hộ tôi khỏi sự gian truân;

Chúa lấy bài hát giải cứu mà vây phủ tôi…

Kẻ ác có nhiều nỗi đau đớn;

Nhưng người nào tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, sự nhân từ vây phủ người ấy.

Hỡi người công bình, hãy vui vẻ và hớn hở nơi Đức Giê-hô-va!

Ớ các người có lòng ngay thẳng, hãy reo mừng! 

 

I Giăng 1:8-10

Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta.  Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.  Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta.

 

 

Ê-phê-sô 4:32

Hãy ở với nhau cách nhơn từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.

 

Cô-lô-se 3:12-13

Vậy anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót.  Hãy mặc lấy sự nhơn từ, khiêm nhượng, mềm mại, nhịn nhục, nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.

 

I Phi-e-rơ 23b

Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhơn những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh.

 

 

(Bìa sau)

Quà tặng

Tha thứ là của bạn

 

Tha thứ cho người làm hại bạn rất khó, nhưng không tha thứ cho họ có thể đồng nghĩa với mang lấy cơn giận và sự bực tức vĩnh viễn.  Bạn có thể tìm thấy sức mạnh để tha thứ ở đâu?  Vả lại có những điều mà bạn đã làm một cách ích kỹ và không tốt.  Tại sao những người bị bạn làm hại đã từng tha thứ cho bạn?

 

Hãy đọc câu chuyện đầy cảm xúc của một người phụ nữ đã tha thứ cho một người đàn ông, người đã bắn cô ta một cách tàn nhẫn trong một vụ cướp xe-và cũng hãy học cách làm thế nào để món quà của sự tha thứ có thể là một phần tất yếu của đời sống bạn. 

 

 

 

 


CÁC SẢN PHẨM KHÁC
365 Câu Chuyện Kinh Thánh Cho Thiếu Nhi
365 Tia Sáng 1
365 Tia Sáng 2
Xuất Êdíptô Ký
Lêvi Ký
Dân Số Ký
Phục Truyền Luật Lệ Ký
Giô-suê
Các Quan Xét
Công Vụ Các Sứ Đồ 1-12
Công Vụ Các Sứ Đồ 13-28
Rôma
I-II Cô-rinh-tô
Ga-la-ti
Ê-phê-sô
Xoa Dịu Tấm Lòng Bất An
Năng Lực Trong Lời Cầu Nguyện Của Người Vợ
Thánh Kinh Tra Cứu Nhanh Theo Chủ Đề
Ngôn Ngữ Của Chúa - Những Bằng Chứng Khoa Học Về Đức Tin
Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài
Để Hiểu Kinh Thánh Cựu Ước
Bạn Là Ai?
Sống Với Cảm Xúc
Cẩm Nang Dành Cho Giáo Viên Dạy Kinh Thánh
Tâm Vấn Cơ Đốc Hiệu Quả
Hành Trình Cuối Cuộc Đời
Khi Đức Tin Chiến Thắng
Kinh Thánh Về Nghệ Thuật Lãnh Đạo
Những Bước Đầu Trong Niềm Tin Cơ Đốc
Kinh Thánh Tân Ước Truyện Tranh
Người Giàu Nhất Thế Gian
Chắp Cánh Cho Tâm Hồn Bay Cao
Thi Ca Thánh Kinh
Lẽ Thật Nền Tảng
Bộ Sách "Kinh Thánh Trong Cuộc Sống Em"
Bộ Sách "Thần Học Cơ Đốc Giáo"
Bàn Tay Giúp Đỡ
Đừng Làm Nửa Vời
Kinh Thánh Của Bé
Sống Theo Tiếng Gọi
Tân Tín Hữu
Vì Sao Chúng Ta Tin?
Bộ Sách "Truyện Tranh Thiếu Nhi UBS"
Giọt Sữa Mẹ
Truyền Thuyết Do Thái
Khoa Học Và Niềm Tin
Chuyện Lứa Đôi
Niềm Tin Minh Họa
Tín Lý Căn Bản
CHÚA GIÊ-XU LÀ AI
Những Nan Đề
Những Lời Hứa Vững Bền
Địa Vị Của Bạn Trong Chúa Cứu Thế
Người Đào Tạo Môn Đồ
Niên Giám Mục Sư Quản Nhiệm Và Hội Thánh Việt Nam
Sổ Tay Thuật Ngữ Thần Học Anh-Việt
Bình An Với Chúa
Sống Thỏa Nguyện
Thần Học Căn Bản
Cựu Ước Và Tân Ước Giản Lược
Thánh Kinh Nhân - Địa - Sử
Bước Đi Cách Khôn Ngoan
Mỗi Ngày Một Chút
Những Điều Cơ Bản Dành Cho Nhân Sự Cơ Đốc
Nghệ Thuật Sống Quân Bình
Cuộc Đời Tống Thượng Tiết
Năng Lực Trong Lời Cầu Nguyện Của Cha Mẹ
306 Câu Hỏi Của Tín Hữu Cơ Đốc
Phong Tục Thánh Kinh
Học Kinh Thánh Theo Phúc Âm Giăng
Vinh Hiển Lớn Lao
Chuyện Thường Ngày 1
Bạn Được Chữa Lành
Các Ân Tứ Chức Vụ
Thành Công Thương Trường
Chu Toàn Thánh Chức
Gieo Tối Đa, Gặt Tối Ưu
Chuyện Thường Ngày 2
Mỗi Ngày Một Chút 3
Mỗi Ngày Một Chút 2
Quên Hôm Qua, Sống Cho Ngày Mai
Sống Hay Tồn Tại
Chữa Lành Nỗi Đau
Quà Tặng Diệu Kỳ
Lượt truy cập:  8185595
Bản quyền © 2008 Cửa hàng Cơ Đốc Hy Vọng. Designed & developed by EMSVN.COM
Địa chỉ: 431 Vĩnh Viễn, Phường 6, Quận 10, Tp.HCM
ĐT: 028 - 38563060 . Hotline: 0944 11 3440 . Email: hyvongshop@yahoo.com.vn
Website: www.hyvonggiftshop.com | https://www.facebook.com/HyVonggiftshop